19 tháng 8, 2011

Đề thi và điều kiện để làm việc tại Google

Việc tuyển Software Engineer thì Google đòi bảng điểm đại học là loại tuyệt hảo không tì vết, phải nằm trong nhóm đứng đầu khóa và phải từ các trường danh giá (Google đặc biệt thích tuyển người ở ĐH Standford). VN không có trường nào trong list của Google đâu nhưng hi vọng khi Google vào VN nó đành phải đại “hạ giá”. Nhưng nếu bạn có môn nào đó điểm hơi thấp hoặc đã từng thi lại thì cũng gần như hết cơ hội.



Quá trình phỏng vấn của Google cũng là quá trình “tra tấn” kéo dài dai dẳng nhiều tháng trời với nhiều lần interview (nhiều lần qua điện thoại, đương nhiên dùng tiếng Anh) và vẫn có khả năng trượt rất cao bất kể người được phỏng vấn sáng giá đến đâu, đã làm được những gì, thậm chí vẫn trượt tốt dù đã được Google mua vé máy bay, mời đến trụ sở ở Mỹ phỏng vấn các lần cuối. Lập trình viên sáng giá từ MS, Yahoo đến cũng trượt như thường. Hầu hết hồ sơ xin việc sẽ được đích thân ông Page (đồng sáng lập Google) xem xét khi vào đến vòng trong.

Search trên mạng sẽ ra hàng đống những bài “tố khổ”, “kết tội” việc Google tuyển người. Họ cho rằng đây là một kiểu tuyển người điên khùng và “vô đạo” nhất (ví dụ làm người ta mất công mất việc hi vọng 5-6 tháng liền trước khi từ chối). Nhưng có lẽ vì thế Google mới giầu đến thế chăng?

Cũng đáng bõ công phấn đấu nếu ai đó thấy mình có khả năng (lương, cổ phiếu, điều kiện làm việc ở Google đều thuộc hàng khủng cả), nhưng cũng nên biết lượng sức mình mà tránh đi nếu thấy khó nhằn.
Đề Thi của Google
Năm ngoái, Google cho đăng một bài kiểm tra tuyển dụng trên nhiều tạp chí. Dưới đây là một vài câu hỏi:

1. Giải phương trình sau, cho biết giá trị của M và E có thể trao đổi cho nhau, điều kiện những số đầu phải khác 0:
WWWDOT – GOOGLE = DOTCOM.
2. Theo bạn, phương trình toán học nào là đẹp nhất từ trước đến nay?
3. Cho tam giác ABC, chỉ dùng một compa và một thước kẻ, hãy tìm ra điểm P để tạo thành ba tam giác ABP, ACP và BCP có chu vi bằng nhau.
4. Tìm số tiếp theo trong dãy số: 10, 9, 60, 90, 70, 66?
Bạn muốn vào làm ở Google?
Các khoản bổng lộc hậu hĩ, cơ hội thăng tiến cao, và trên hết chính tên tuổi của Google khiến những người nhiều tham vọng ở khắp nơi trên thế giới đều mong muốn có một chỗ làm trong tập đoàn khổng lồ này.

Nhưng để được đứng cùng hàng ngũ với Sergey Brin và Larry Page (hai nhà sáng lập Google) là điều không đơn giản chút nào…

Là một trong những công ty “hot” nhất ở Thung lũng Silicon, Google hiện nay đang rất “hút hàng”. Mỗi ngày công ty tuyển thêm chín nhân viên mới. Trong hai năm qua, số lượng người làm công cho Google đã tăng gấp ba lần, lên tới 4.989 người.

Tập đoàn khổng lồ này có rất nhiều cách để chiêu mộ nhân tài. Đối với các vị trí chủ chốt, Google thường lôi kéo người giỏi từ công ty khác (gần đây nhất là vụ “phỗng tay trên” chuyên gia Kai Fu Lee từ Microsoft).

Để tuyển dụng những nhân viên cấp thấp hơn, ngoài quảng cáo tuyển dụng trên báo và trên mạng, Google còn mở chiến dịch săn đầu người đến các trường đại học. Những hoạt động khác bao gồm tổ chức thi lập trình phần mềm và mời các câu lạc bộ công nghệ đến đại bản doanh của mình để hội họp.

Đó chỉ mới là những bước dạo đầu. Và qui trình tuyển dụng của Google thường bắt đầu bằng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Nếu đạt yêu cầu, ứng viên sẽ được mời đến dự buổi phỏng vấn mặt đối mặt với một hội đồng phỏng vấn gồm khoảng… 10 người.

Những câu hỏi thường tập trung vào mã phần mềm hoặc liên quan đến kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, ứng viên được yêu cầu vận dụng trí não để giải quyết vấn đề (brainstorm) và đóng phân vai. Ai đã từng trải qua qui trình này cũng đều sợ xanh mặt mỗi khi nhắc đến vì thời gian phỏng vấn kéo dài và gây căng thẳng đầu óc cực độ.

Tuy nhiên, với vị trí kỹ thuật viên, câu hỏi sẽ dễ thở hơn, thường là về thuật toán, phần mềm Java và hệ thống mạng máy tính.
Đãi ngộ của Google
Thật ra, tiền lương mà Google trả cho nhân viên thấp hơn tiêu chuẩn trong ngành, bù lại khi đã vào làm trong Google thì nhân viên có nhiều cơ hội mua… cổ phiếu. Đồng thời Google còn thết đãi họ với các khoản bổng lộc mà theo nhận xét của nhiều người, hậu hĩ hơn các tập đoàn khác: bữa ăn miễn phí, sử dụng dịch vụ giặt ủi thoải mái, nghỉ mát ở khu trượt tuyết mỗi năm một lần, văn phòng tiện nghi và bác sĩ có mặt 24/24 giờ (thậm chí còn có một trung tâm giữ trẻ trông nom con cái cho nhân viên!).

Có lẽ vì vậy, đại bản doanh của Google tại Mountain View (bang California, Mỹ) mỗi tháng nhận được khoảng 150.000 bộ sơ yếu lý lịch (resume) của ứng viên xin việc, nếu xếp thành chồng sẽ cao cỡ 15m!
Tuyển dụng Kiểu Google
Vào một ngày thứ bảy, khoảng 200 sinh viên ĐH Stanford và ĐH California tại Berkeley đã tập trung tại khuôn viên công ty Google để thi đấu đồng đội giải các câu đố hóc búa, các bài toán xếp hình Lego và trò chơi video games. Không phải là ngẫu nhiên!
Việc đi tìm người!
ĐH Stanford nằm ngay thung lũng Silicon là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho các công ty công nghệ cao ở đây. ĐH California tại Berkeley có trụ sở ở thành phố Berkeley, ngoài thung lũng Silicon, nhưng đang là đối thủ mạnh của Stanford với rất nhiều sinh viên xuất sắc được nhận vào làm việc tại thung lũng nổi tiếng này.

Tuy nhiên, ẩn sau các trò chơi sôi nổi là cuộc tuyển dụng nhân sự nghiêm túc. Google games là nước cờ mới của Google trong một trận đấu không hề kém căng thẳng: cuộc chiến giành giật nhân tài giữa Google và các đối thủ cạnh tranh.

Ngành công nghiệp công nghệ cao đang bước vào thời kỳ tăng trưởng bùng nổ mới. Chính vì thế, sự cạnh tranh để giành được những nhân lực hàng đầu về kỹ thuật và các lĩnh vực khác đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Các công ty như Google, Microsoft và Yahoo! thường xuyên tiếp cận các ứng viên của nhau để thuyết phục họ về làm cho công ty mình. Trong khi đó, mối nguy chảy máu chất xám và khan hiếm nhân lực cũng đến từ vô số công ty mới khởi nghiệp – những công ty đang được rót đầy vốn đầu tư mạo hiểm trong những năm gần đây.

Để thu hút nhân tài, các công ty phải liên tục thay đổi hình thức tuyển dụng, vượt xa khỏi những hội chợ việc làm truyền thống, với ngày càng nhiều sự kiện như các chương trình thuyết trình công nghệ, buổi tiệc cocktail, tiệc pizza, cuộc thi lập trình, thi săn tìm kho báu… Cũng giống Google Games, đây là dịp tuyển dụng “không áp lực” nhằm tạo sự phấn khởi trong công ty và gây ấn tượng cho các ứng viên tiềm năng còn trẻ tuổi, thậm chí là sinh viên năm thứ nhất.
Chiến tranh nhân lực
Google luôn nổi bật trong cuộc chiến giành nhân tài. Công ty đã thu hút nhân tài từ bất cứ nơi nào có thể, để tiếp tục duy trì sức tăng trưởng nóng của mình. Vài năm qua, mỗi năm lực lượng lao động của công ty gần như tăng gấp đôi, hiện đã lên tới hơn 12.200 người vào cuối tháng 3/2007. Google đang nhận thêm khoảng 500 nhân công mỗi tháng. Website của công ty liệt kê danh sách gần 800 vị trí cần tuyển người chỉ riêng khu vực Mountain View, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Sinh viên sắp tốt nghiệp luôn xem các cơ hội tuyển dụng của Google là một thứ của trời cho. Bất chấp các câu chuyện về sự khắt khe cũng như quy trình tuyển dụng khó chịu của Google, công ty vẫn được coi là nhà tuyển dụng được mong muốn nhất đối với tất cả sinh viên chưa tốt nghiệp. Lần đầu tiên, Google đánh bật hãng tư vấn danh tiếng McKinsey & Company để giữ vai trò nhà tuyển dụng được ưa chuộng nhất của những người giữ bằng MBA – vị trí mà McKinsey đã giữ trong suốt 12 năm qua, theo kết quả điều tra của công ty nghiên cứu Universum.

“Được ở trong môi trường mà có thể học hỏi được nhiều thứ là điều quan trọng nhất với tôi”, Alice Yu-shan Chang, một trong hàng trăm ứng viên đang hướng tới mục tiêu vào làm việc tại Google, nói. Alice Chang, 25 tuổi đang hoàn thành chương trình lấy bằng Master về khoa học máy tính và khoa học quản trị ở ĐH Stanford. Cô đang được săn lùng bởi cả Microsoft và Goolge, cũng như eBay và Oracle. Chang cho biết, Microsoft đã làm đủ mọi cách có thể để tìm một nhóm làm việc tốt cho cô.

Cuối cùng, Google đã thắng, một phần vì họ đồng ý cho phép Chang thay đổi vị trí làm việc cứ mỗi 6 tháng một lần trong vòng một năm rưỡi đầu, và vì, với cô văn hoá của Google phù hợp hơn. “Có nhiều người trẻ ở đó và họ rất sáng tạo”, Chang nói. Rất nhiều người cùng địa vị như cô ở Microsoft đều đã 30, 40 tuổi và thường bận tâm chuyện gia đình.
Đại học – quặng mỏ tài năng
Trong hai năm qua, Google đã mở rộng chương trình tuyển dụng tại 200 trường đại học. Nhưng việc Google có mặt hầu như khắp nơi đã khiến nhiều người phát bực. Max Levchin, giám đốc điều hành của Slide, một công ty về công nghệ ở San Francisco, nói rằng ông thường có những cuộc tuyển dụng tại ĐH Illinois bằng cách đến đó vào giữa năm học và thuyết phục các sinh viên khoa học máy tính hoãn tốt nghiệp và đến làm việc với công ty. “Giờ thì tất cả những gì tôi nghe được là Google đang tổ chức thi giải câu đố, hay Google đang mở tiệc pizza…”. Rất nhiều công ty khác cũng lâm vào cảnh tương tự.

ĐH Stanford chẳng bao giờ giữ một bản kiểm kê chính thức về việc các sinh viên của trường đã đi đâu, làm gì sau khi tốt nghiệp… Nhưng một cuộc điều tra tình nguyện của trung tâm nghề nghiệp đã cho thấy Stanford có số sinh viên tốt nghiệp đến làm việc tại Google nhiều hơn bất kỳ nhà tuyển dụng nào trong vòng 3 năm qua.

Mặc dù Microsoft cũng đang tuyển dụng với tốc độ thậm chí còn cao hơn Google và có quy mô công ty lớn hơn gần 6 lần, Google chẳng hề ngượng ngùng khi đưa cuộc cạnh tranh tài năng đến ngay sát cửa Microsoft. Google đã tổ chức nhiều sự kiện tuyển dụng tại khu vực Seattle. Nhiều nhân viên của Microsoft đã chuyển sang làm việc cho Google. Tuy nhiên, Microsoft và Yahoo! cho rằng họ vẫn có thể thuê được những người mà họ cần. “Cuộc cạnh tranh của chúng tôi thực sự là thị trường cho những tài năng hàng đầu, chứ không phải cho riêng một công ty nào”, Scott Pitarsky, giám đốc phụ trách tìm kiếm nhân tài của Microsoft nói.

Yahoo! cũng vậy, hãng vừa tổ chức một “hack day” – tấn công vào hệ thống máy tính – tại khuôn viên của hãng, thu hút khoảng 500 lập trình viên. Chiến lược tuyển dụng của hãng đang có tác dụng. Yahoo! cũng đã mở trung tâm nghiên cứu ở Berkeley để thu hút sinh viên nội trú (những người đã tốt nghiệp đại học, nhưng làm việc tập sự tại trung tâm như nghiên cứu sinh). Hàng chục người trưởng thành từ phòng lab đã gia nhập Yahoo!.

Với mục tiêu gây ấn tượng với đám đông, các trò chơi của Google Games được tổ chức trong quán cà phê của Google, nơi các thức ăn uống đều miễn phí. Sinh viên cũng được xe của Google đến đón tại cổng trường, trên xe trang bị internet không dây. Người ra câu đố lại là người chơi Sudoku đứng thứ hai thế giới, cũng đang làm việc tại Google.

Google hy vọng nhiều người sẽ đến với những sự kiện như Google Games. “Chúng tôi không bao giờ nói “Hãy đến làm việc với chúng tôi”. Nếu họ thích những gì họ thấy ở đây và muốn tiếp cận chúng tôi bằng những câu hỏi, thì điều đó rất tuyệt”, Ronner Lee, phụ trách chương trình đại học tại Berkeley của Google, nói.

Tiếp tục…

Một sáng thứ bảy mùa xuân, khoảng 90 sinh viên của trường Đại học Stanford cùng một nhóm sinh viên trường Đại học California tụ tập tại đại bản doanh của Google, tham dự những cuộc thi sôi động như giải ô chữ, ráp hình Lego…

Đó là Ngày hội Google Games, được tổ chức thường niên như một dịp so tài cao thấp giữa sinh viên hai trường Stanford-Berkeley. Nhưng đằng sau không khí vui vẻ ấy là một chiến lược tuyển dụng hoàn toàn nghiêm túc của Google, một sứ mệnh không kém phần khó khăn: Giành giật nhân tài về tay mình.
Tuyển dụng bằng ngày hội
Khi mà ngành công nghiệp hi-tech đang dần trở lại thời hoàng kim và bước vào một đợt bùng nổ mới, cuộc đua tuyển dụng chưa bao giờ lại trở nên căng thẳng và quyết liệt như vậy.

Những hãng như Google, Microsoft và Yahoo thường xuyên săn đón cùng một ứng viên và rất nhiều trường hợp, họ chứng kiến một nhân tài đáng giá bị đối thủ hớt tay trên ngay trước mũi.

Đấy là chưa kể một “binh đoàn” các hãng công nghệ nhỏ, mới thành lập, đang mọc lên tại Thung lũng Silicon như nấm. Để thu hút nhân tài, những hãng này đã xếp xó cái gọi là “phỏng vấn tuyển dụng” truyền thống vì sự vô tích sự của nó.

Thay vào đấy, họ tổ chức những sự kiện như bài giảng ngoại khóa về công nghệ, tiệc cocktail, buffet Pizza, các cuộc thi săn lùng kho báu, các cuộc thi lập trình có tên “Ngày hack” …

“Đó là những cơ may hiếm có để giới thiệu với các sinh viên về văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi, để họ thấy rằng là một phần của Google thì vui đến thế nào”, ông Ken Krieger, một kỹ sư Google tình nguyện làm Giám khảo cuộc thi ráp hình Lego cho biết.
“Đói khát” tài năng
Để có được thành công và tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ như ngày hôm nay, Google hiểu hơn bất cứ ai tầm quan trọng của đội ngũ kỹ sư tài năng mà hãng đang chiêu nạp dưới trướng. Cũng chính vì thế, không hãng nào tỏ ra “máu lửa” bằng Google trong các cuộc chiến tranh giành nhân tài.

Google săn đuổi bất cứ tài năng nào mà họ tình cờ biết được/bắt gặp/nghe nói đến, coi nhân tài như “xăng” để vận hành guồng máy khổng lồ. Nguồn nhân lực của Google đã tăng gần gấp đôi mỗi năm, và tính đến hết tháng 3 vừa qua thì dừng lại ở con số hơn 12.200 người.

Mỗi tháng, Google bổ sung thêm khoảng 500 nhân viên. Và trên website của hãng, người ta vẫn còn nhìn thấy tới… 800 vị trí trống chưa tuyển được.
Những câu chuyện về sự “đói khát tài năng” của Google, về quy trình tuyển dụng không giống ai của họ liên tục được truyền đi. Rất nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp tin rằng Google là nhà tuyển dụng đáng mơ ước nhất, thậm chí còn hơn cả hãng tư vấn blue-chip McKinsey & Company lừng danh – một vị trí mà McKinsey đã nắm giữ suốt 12 năm qua.

“Được sống trong một môi trường mà bạn sẽ học được nhiều điều chính là lý do tôi chọn Google”, Alice Yu-Shan Chang, một trong vài trăm sinh viên sẽ tốt nghiệp năm nay và thẳng tiến đến đại bản doanh Google ngay sau đấy, cho biết.
Chiều ứng viên như chiều… vợ
Chang – học viên cao học chuyên ngành khoa học máy tính và quản lý tại Stanford được cả Microsoft lẫn Google, eBay và Oracle săn đón. Microsoft thậm chí đã làm mọi thứ có thể để thỏa mãn yêu cầu của Chang, từ việc tìm cho cô một chỗ làm không xa Bay Area, nơi cô đang sống, cho tới việc đích thân phó chủ tịch tập đoàn gọi điện trao đổi.

“Với Google, bạn không có nhiều thời gian tiếp xúc với các nhân vật cấp cao như vậy”. Thế nhưng cuối cùng Chang vẫn quyết chọn Google, bởi vì Gã khổng lồ tìm kiếm đã chấp nhận cho cô thay đổi vị trí, công việc 6 tháng/lần.

“Như thế người ta mới có thể tiến bộ được. Hơn nữa, tôi cảm thấy mình hợp với văn hóa doanh nghiệp của Google hơn. Ở đó toàn những người trẻ và sáng tạo”.
Trong khi ấy, hầu hết đồng nghiệp của Chang tại Microsoft đã ở vào độ tuổi ngoài 30 và hướng nội hơn, bởi họ đã có gia đình.

Không chỉ tranh giành sinh viên với Microsoft, Google còn nổi tiếng với việc “hớt tay trên” nhân tài từ đối thủ phần mềm. Lấy thí dụ, Kaifu Lee, Chủ tịch Google Greater Trung Quốc từng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại nước này. Sau khi Google mời Lee về làm việc vào năm 2005, Microsoft đã giận dữ đâm đơn kiện cả hai, cáo buộc Google cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng thông tin nội bộ.
Cơ hội đổi đời
Một đối thủ khác của Google và Microsoft là Yahoo cũng thường xuyên tuyển người từ các Ngày hội hack thường niên.

“Hàng chục nhà lập trình đã đi từ cuộc thi này vào thẳng phòng thí nghiệm của Yahoo. Chiến lược tuyển dụng này của chúng tôi đã phát huy hiệu quả”, ông Bradley Horowitz, Phó chủ tịch Chiến lược sản phẩm của Yahoo cho biết.

Tuy nhiên, cả ba ông lớn đều nói rằng đối thủ tuyển dụng khó nhằn nhất của họ lại chính là những hãng công nghệ nhỏ, mới thành lập.

Lấy thí dụ như trường hợp của Nitay Joffe. Sau hai năm làm việc tại Google, Joffe sẽ chuyển sang làm ở Powerset, một hãng công nghệ có trụ sở tại San Francisco. “Powerset có tất cả những gì mà Google có – những con người thông minh, những dự án thú vị, công nghệ tuyệt vời…”, Joffe tâm sự.

Nhưng Powerset sở hữu một yếu tố mà Google không bao giờ thỏa mãn được: Khả năng phất lên như tên lửa, tương đương với trúng vé số độc đắc. “Với hãng nhỏ, bạn chứng kiến giá cổ phiếu tăng từ 5 cent lên 50 USD. Nhưng Google khó lòng mà tăng từ 480 USD lên 4.000 USD được”.

(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét